Khi sơn nhà, ngoài những chi phí cần trả cho quá trình xây dựng phần thô, bạn cũng cần chi thêm cho màu sắc của không gian sống nhà mình. Vì vậy, để tiết kiệm tối ưu chi phí cho việc sơn nhà, bạn cần thực hiện quy trình này một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nhất để không phải tốn thêm chi phí sơn sửa. Vậy, có những sai lầm khi sơn nhà cơ bản nào mà chúng ta cần tránh để quy trình sơn nhà được hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chọn chất liệu sơn sai
Sai lầm khi sơn nhà đầu tiên mà bạn cần lưu ý bởi rất nhiều người đã mắc phải chính là lựa chọn sai chất liệu sơn. Điều này xảy ra do nhiều người chưa thật sự hiểu biết về dòng sơn mà công trình của mình cần sử dụng. Hoặc có thể là do nôn nóng đi mua sơn mà chưa tìm hiểu kỹ các thông tin về các loại sơn và công dụng dẫn đến việc chọn mụa, sử dụng sai các loại sơn.Mỗi loại sơn sẽ có một tính năng, ưu điểm nổi trội riêng biệt. Vì vậy, trước khi sơn nhà, bạn cần xem xét xem công trình của mình có những yêu cầu gì để chọn sơn. Ví dụ, nếu bạn muốn sơn ngoại thất, thì nên chọn những dòng sơn có khả năng chống ẩm tốt, sơn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thần sắc, phong thủy của bạn và cả ngôi nhà.
2. Không biết pha màu dẫn đến tường sơn loang lổ
Tự tay thi công sơn cho nhà mình là việc đã không còn xa lạ với nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là với những gia đình thực hiện sơn sửa lại nhà cũ, phòng cũ. Điều này cũng không có gì quá khó khăn vì các chủ nhà đã nắm rõ được thiết kế, cấu trúc của ngôi nhà. Tuy nhiên, sự bất lợi diễn ra ở đây là do chưa có kinh nghiệm sơn nhà, không thể thực hiện sơn một cách chuyên nghiệp, nên không biết rõ cách pha màu, dẫn đến khi thi công làm các bức tường bị loang lổ, chỗ đậm chỗ nhạt, gây mất thẩm mỹ cho công trình. Bên cạnh đó, các bức tường không được sơn đúng kỹ thuật còn có thể dễ bị bong tróc, phồng rộp. Hiện tượng này cũng được coi là một trong những sai lầm khi sơn nhà mà nhiều gia đình mắc phải hiện nay.
>> Gợi ý cho bạn:
- Mẫu thiết kế nhà ống cấp 4 đẹp tiết kiệm chi phí
- Giải pháp chống thấm cho sân thượng, tầng hầm tối ưu nhất
3. Chưa thực hiện đúng quy trình sơn tường
Thông thường, để lớp sơn nhà có thể được giữ bền đẹp với thời gian, chúng ta cần bả 1 lớp matit mỏng, sau đó mới thi công sơn lót chống ẩm, để tránh ẩm từ trong ẩm ra dẫn đến lớp sơn ngoài bị hỏng. Tiếp theo đó là thi công thêm tối thiểu 2 lớp sơn phủ, mỗi lớp sơn cần cách nhau từ 6 – 8h để có thể khô hẳn. Bên cạnh đó, trước khi thi công, chúng ta cũng cần vệ sinh thật kỹ để bề mặt thật phẳng mịn trước khi sơn phủ. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà lại không nắm rõ được ác bước thực hiện này, vì vậy, khi sơn nhà thường cắt bỏ, bỏ qua hoặc làm sai, hoặc đảo lộn các bước, gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lớp sơn, đồng thời, gián tiếp giảm đi tuổi thọ của công trình nhà mình. Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ quy trình thi công để tránh được sai lầm khi sơn tường nhà này.
4. Đội thi công thiếu kinh nghiệm
Sai lầm cuối cùng chính là lựa chọn đội thi công sơn nhà thiếu kinh nghiệm và không chuyên nghiệp. Bên cạnh việc chọn sản phẩm sơn không tốt, đội thi công thiếu kinh nghiệm trở thành yếu tố khách quan làm giảm chất lượng cho lớp sơn nhà bạn. Vì vậy, bạn cần lưu ý dặn dò, tìm hiểu và lựa chọn đội thi công chuyên nghiệp, từ đó, đảm bảo được hiệu quả thi công tốt nhất.
Nhìn chung, để hạn chế 4 sai lầm trên, bên cạnh việc tuân thủ kỹ thuật thi công, bạn còn cần chọn lựa những sản phẩm sơn tốt nhất cho công trình của mình. Một trong những sản phẩm được đánh giá là sơn tốt nhất phải kể đến là sơn JYMEC – hãng sơn của người Việt, với chất lượng tốt, vẻ đẹp dài lâu, dễ thi công, đồng thời, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, giải đáp mọi thắc mắc, giúp quy trình thi công sơn nhà của bạn trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.
Trên đây là 4 sai lầm khi sơn nhà mà bạn cần tránh, đặc biệt là với những gia đình tự thi công sơn tại nhà. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã được cung cấp những thông tin bổ ích và phần nào hiểu thêm về tầm quan trọng của việc lựa chọn sản phẩm sơn tốt nhất cho công trình của mình.
>> Xem thêm: Hãng sơn tốt nhất thị trường Việt Nam là hãng nào?