Hiện nay, với thời tiết khí hậu ở nước ta thì hầu hết sân thượng, tầng hầm đều xảy ra hiện tượng thấm dột, ẩm mốc. Vì thế chống thấm là công đoạn không thể thiếu nhằm đảm bảo tính bền vững, chắc chắn trong mỗi công trình. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những phương pháp chống thấm cho sân thượng, tầng hầm hiệu quả triệt để. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Tại sao nên chống thấm cho sân thượng, tầng hầm
Nếu công trình không được chống thấm hoặc không chống thấm triệt để, đúng cách, tình trạng thấm dột sẽ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cả công trình và chất lượng cuộc sống của người sử dụng.
2. Các phương pháp chống thấm sân thượng, tầng hầm
2.1 Sử dụng bạt chống thấm
Ưu điểm của bạt chống thấm
Trước đây thì nilon, màng bitum, màng khò nóng, giấy thấm,… được nhiều người sử dụng để lót sàn sân thượng. Tuy nhiên, đây là những giải pháp chưa thực sự hiệu quả và mang lại sự bền vững lâu dài. Do đó, bạt chống thấm cho sân thượng, tầng hầm là một giải pháp thay thế hoàn hảo và ngày càng được ưa chuộng hơn.
Bạt chống thấm là vật liệu mang lại hiệu quả chống thấm cực tốt cho công trình. Bởi vậy, ở phần sân thượng hay tầng hầm của công trình, người ta thường ưu tiên lựa chọn sử dụng bạt chống thấm HDPE cao cấp.
Kích thước, hình khối đa dạng, phù hợp với từng bề mặt sân thượng, tầng hầm có kích thước khác nhau.
Có tính dẻo dai, đàn hồi tốt, có khả năng chịu được sức kéo lớn.
Không bị tác động bởi tia UV, tia cực tím nhờ sự kết hợp giữa Polymer tổng hợp và các chất phụ gia. Bởi vậy, bạt thường rất bền, có khả năng kháng lại tác động của ánh nắng mặt trời.
An toàn tuyệt đối đối với người tiêu dùng. Khi gặp xăng dầu, nước mưa, nước rỉ từ lòng đất,… cũng không xảy ra phản ứng hóa học.
Có độ bền vượt trội theo thời gian, đáp ứng được những nhu cầu thiết thực cho người sử dụng.
Giá thành của bạt chống thấm khá rẻ, phù hợp với mức kinh tế của hầu hết các gia đình.

Quy trình thi công bạt chống thấm cho sân thượng, tầng hầm
Bước 1: Tháo gỡ toàn bộ lớp gạch nếu có và vệ sinh, xử lý sạch sẽ toàn bộ bề mặt thi công.
Bước 2: Nấu sôi nhựa đường, sau đó dùng dầu DO pha thêm vào cho loãng rồi phủ lên toàn bộ bề mặt sàn.
Bước 3: Sau khoảng 48h phơi nắng phủ bạt, sử dụng nước để tưới lên bạt với chu kì 2 lần 1 ngày.
Bước 4: Phủ bạt chống thấm rồi thi công lát gạch lên trên.
Bước 5: Tạo các lỗ thông hơi trên trần lắp ống chữ L nhằm tránh nước mưa xâm nhập.

>> Bài viết nổi bật:
- Mẫu thiết kế nhà ống cấp 4 đẹp tiết kiệm chi phí
- Vì sao nên chọn mua sàn gỗ Malaysia chất lượng cho công trình nội thất
2.2 Sử dụng sơn chống thấm
Ưu điểm của sơn chống thấm
Hiện nay, sơn chống thấm được sản xuất với nhiều tính năng ưu việt. Ngoài khả năng chống thấm, nhiều sản phẩm sơn còn có khả năng chống nắng, chống nóng, chống rong rêu, chống nấm mốc, chống tia cực tím,…
Sơn chống thấm còn có thể sử dụng cho nhiều bề mặt, địa hình khác nhau như chống thấm cho sân thượng, tầng hầm, nhà vệ sinh, bể bơi,…
Quy trình thi công sơn dễ dàng, đơn giản.
Mang đến giá trị thẩm mỹ cao bởi bề mặt bóng, mịn, bền màu.

Quy trình thi công sơn chống thấm cho sân thượng, tầng hầm
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công chống thấm: loại bỏ các chất bẩn, rong rêu, nấm mốc,… Đảm bảo bề mặt thi công được sạch và khô thoáng.
Bước 2: Trộn nước vào xi măng khuấy đều sao cho sệt sệt rồi trộn tiếp với sơn theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì.
Bước 3: Nhằm chống kiềm từ trong bề mặt tường ta thi công một lớp sơn lót.
Bước 4: Thi công 2 lớp chất chống thấm rồi đến 2 lớp sơn phủ, đảm bảo các lớp cách nhau một khoảng thời gian nhất định.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp chống thấm cho sân thượng, tầng hầm chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ tìm được giải pháp chống thấm hiệu quả cho công trình của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
>> Có thể bạn quan tâm: Giá sơn chống thấm ngoài trời mới nhất hiện nay